Bị rong kinh có tự khỏi không? khi nào cần điều trị? Thứ Ba, 19/07/2022, 00:00

Rong kinh là vấn đề thường gặp và mang đến nhiều sự phiền toái, mệt mỏi cho chị em phụ nữ. Vậy rong kinh có nguy hiểm hay không? Bị rong kinh bao lâu thì hết? Ki nào cần thiết phải điều trị?
1. Rong kinh là gì?
Rong kinh là hiện tượng có kinh đúng chu kỳ, nhưng kỳ kinh lại kéo dài hơn bình thường, thường trên 7 ngày, lượng máu kinh mất nhiều quá mức 80 ml.
Rong kinh làm cơ thể bị mất máu nhiều, kéo dài, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, cơ thể suy nhược, xanh xao, mệt mỏi. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời rong kinh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

2. Rong kinh khi nào cần điều trị?
Bị rong kinh bao lâu thì khỏi, có cần điều trị không phụ thuộc vào nguyên nhân của triệu chứng này. Rong kinh có thể do nguyên nhân thực thể hoặc cơ năng.
2.1. Rong kinh cơ năng
Rong kinh cơ năng thường hay gặp ở phụ nữ trong thời kỳ đầu dậy thì, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau khi sinh đẻ. Đây là 3 thời điểm kinh nguyệt không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn thất thường, dễ dẫn đến tình trạng rong kinh.
Rong kinh cơ năng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mất máu nhiều gây mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của chị em. Do vậy, ngoài điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, chị em phụ nữ nên thăm khám cũng như nhận được lời khuyên của bác sĩ cho phù hợp nhất với tình trạng của mình.
2.2. Rong kinh do nguyên nhân thực thể
Nguyên nhân rong kinh đến từ các tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng, như đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung... Đối với rong kinh do nguyên nhân thực thể, bệnh nhân buộc phải điều trị, nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Điều trị rong kinh như thế nào?

Tùy vào tình trạng, cũng như độ tuổi, có mong muốn sinh con nữa hay không mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Thông thường, có thể được điều trị bằng thuốc hoặc điều trị bằng phẫu thuật.
3.1. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc thường được chỉ định cho những bệnh nhân không có bất thường về cấu trúc, mô học, u xơ có đường kính nhỏ dưới 3 cm không gây biến dạng buồng khoang tử cung. Gồm các phương pháp trị liệu sau:
- Trị liệu không dùng hormon: Phương pháp này thường áp dụng đối với những bệnh nhân trẻ tuổi đang trong thời kỳ dậy thì, muốn duy trì khả năng sinh sản, hay dự định có thai trong tương lai gần, hoặc đơn giản là không muốn sử dụng liệu pháp hormon thay thế. Gồm các loại thuốc
○ Thuốc có tác dụng cầm máu, thuốc đông y (Cao ích mẫu)
○ Thuốc kháng viêm đề phòng bội nhiễm
- Trị liệu sử dụng hormon: Được xem là lựa chọn đầu tay trong trường hợp người bệnh vừa muốn duy trì khả năng sinh sản vừa muốn ngừa thai (tùy theo nguyên nhân).
○ Thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống (COC)
○ Orgametril
○ Progesteron pha thứ 2
3.2. Thủ thuật
- Nạo buồng tử cung cầm máu kết hợp thuốc nội tiết
- Cắt polyp, soi buồng tử cung nạo nhân xơ
3.3. Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh nhân bị rong kinh dùng thuốc và thủ thuật nhưng không khỏi, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Một trong số những phương pháp phẫu thuật tiên tiến được sử dụng để điều trị rong kinh hiện nay là phẫu thuật nội soi cắt tử cung toàn phần.
4.1. Đối tượng chỉ định
- Các bệnh nhân bị u xơ tử cung; u xơ tử cung to, gây cường kinh, băng kinh; u xơ tử cung gây chèn ép các cơ quan khác, gây hiếm muộn.
- Bệnh nhân có khối u nằm trong dây chằng rộng
- Quá sản nội mạc tử cung điều trị nội không kết quả
- Rong kinh rong huyết điều trị nội không kết quả
4.2. Ưu điểm nội soi cắt tử cung toàn phần điều trị rong kinh
- Toàn bộ khối u được bóc tách, giải quyết triệt để nguồn gốc gây ra các triệu chứng bệnh
- Giảm thiểu các tác động đối với người bệnh
- Vết mổ nhỏ, đảm bảo thẩm mỹ
- Người bệnh ít đau sau mổ, nhanh hồi phục
- Thời gian nằm viện ngắn
- Ít tốn kém.
Theo hệ thống Vinmec.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Thứ Sáu, 17/11/2023, 13:00
- XÉT NGHIỆM TIỀN HÔN NHÂN BAO GỒM NHỮNG GÌ VÀ CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO? Thứ Sáu, 17/11/2023, 12:00
- Tìm hiểu phương pháp lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV Thứ Năm, 16/11/2023, 14:00
- Có nên tiêm hormone giảm ham muốn khi vợ mang thai không? Thứ Năm, 16/11/2023, 12:00
- Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý Thứ Sáu, 10/11/2023, 14:00
- Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ? Máu báo sắp sinh nhiều hay ít? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu, cách giúp giảm khó chịu là gì? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Góc giải đáp thắc mắc: Máu báo thai có chất nhầy hay không? Thứ Sáu, 10/11/2023, 12:00
- Đàn ông có hết tinh trùng được không? Thứ Năm, 09/11/2023, 14:00
- Sức khỏe tình dục và điều trị ung thư ở nữ giới Thứ Hai, 06/11/2023, 00:00
Các tin khác
- 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt Thứ Tư, 13/07/2022, 00:00
- Sau xảy thai: những điều cần biết Thứ Ba, 12/07/2022, 00:00
- Kinh nguyệt không đều - Những điều bạn cần biết Thứ Ba, 12/07/2022, 00:00
- Khám nam khoa là gì và 4 lưu ý cần biết trước khi đi thăm khám Thứ Tư, 06/07/2022, 00:00
- Trường hợp nào, khi nào nên cắt bao quy đầu? Thứ Tư, 06/07/2022, 00:00
- 7 loại dịch tiết âm đạo liên quan đến bệnh phụ khoa thường gặp Thứ Ba, 05/07/2022, 00:00
- Hướng dẫn cách dùng que thử rụng trứng chị em nào cũng cần ghi nhớ Thứ Sáu, 01/07/2022, 17:23
- Tử cung: cấu tạo vị trí trong cơ thể và các vấn đề liên quan Thứ Sáu, 01/07/2022, 17:19
- Cẩm nang y tế: khám nội tiết là khám những gì? Thứ Tư, 29/06/2022, 00:00
- 6 biện pháp tại nhà giúp điều hòa kinh nguyệt Thứ Sáu, 24/06/2022, 12:27
- Nam giới có thể lây và lan truyền bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn? Thứ Sáu, 24/06/2022, 10:24
- Số lượng nang trứng nói lên điều gì về khả năng sinh sản? Thứ Sáu, 17/06/2022, 12:27