6 biện pháp tự nhiên giúp chị em giải tỏa cơn đau khi ‘tới tháng’ Thứ Ba, 22/02/2022, 16:00

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến và là một phần bình thường của chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết phụ nữ đều gặp phải đau bụng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Đau bụng kinh thường có cảm giác như chuột rút đau đớn ở bụng, có thể lan ra phía lưng và đùi. Cơn đau đôi khi xuất hiện theo từng cơn dữ dội, có thể âm ỉ nhưng liên tục khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Đau bụng kinh có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Một số kỳ kinh có thể gây ra ít hoặc không gây khó chịu, trong khi những kỳ kinh khác có thể gây đau đớn hơn. Đôi khi bạn có thể đau vùng chậu ngay cả khi không có kinh.
I. Nguyên nhân của đau bụng kinh
Đau bụng kinh hay còn gọi đau chu kỳ xảy ra khi thành của tử cung bị siết chặt (co lại). Các cơn co thắt nhẹ liên tục xảy ra trong tử cung của bạn nhưng chúng thường nhẹ tới mức hầu hết phụ nữ đều không cảm nhận được. Khi đến kỳ kinh nguyệt, thành tử cung bắt đầu co bóp mạnh hơn để giúp niêm mạc tử cung bong ra như một phần của kỳ kinh.
Khi thành tử cung co lại, nó sẽ nén các mạch máu lót trong tử cung của bạn. Điều này tạm thời cắt nguồn cung cấp máu và cung cấp oxy đến tử cung của bạn. Nếu không có oxy, các mô trong tử cung của bạn sẽ tiết ra các chất hóa học gây ra các cơn đau.
Trong khi cơ thể bạn giải phóng các hóa chất gây đau này, nó cũng sản xuất ra các hóa chất khác được gọi là prostaglandin. Những điều này khuyến khích các cơ tử cung co bóp nhiều hơn, làm tăng mức độ đau hơn nữa.
Người ta không biết tại sao một số phụ nữ lại bị đau bụng kinh nhiều hơn những người khác. Có thể một số phụ nữ bị tích tụ prostaglandin, có nghĩa là họ bị co thắt cơ mạnh hơn.
II. Một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau bụng kinh
Nếu bạn thường xuyên sợ hãi khoảng thời gian đó trong tháng và luôn cảm thấy khó chịu trong kỳ kinh nguyệt nhưng lại ngại dùng thuốc giảm đau, không biết đau bụng kinh nên làm gì. Có một số biện pháp tự nhiên có thể chống lại các triệu chứng đau đớn liên quan đến kinh nguyệt.
1. Tăng cường các thực phẩm chống viêm
Thực hiện những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như giảm thực phẩm giàu chất béo và tăng cường ăn trái cây và rau quả có thể giúp giảm bớt các cơn đau khi đến tháng. Ăn đúng loại thực phẩm sẽ giúp nội tiết tố của bạn trở lại trạng thái cân bằng, điều này có thể giúp cơ thể bạn chống lại một số triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Thực phẩm chống viêm như hạt chia, tảo xoắn và nghệ sẽ làm giảm tình trạng viêm không cần thiết trong cơ thể và giúp giảm đau bụng kinh.
2. Nhâm nhi trà thảo mộc
Có điều gì đó rất nhẹ nhàng khi nhâm nhi tách trà ấm khi bạn đang bị đau bụng kinh. Các loại trà thảo mộc, đặc biệt là hoa cúc và bạc hà có khả năng chống viêm, giúp làm dịu và giảm chuột rút. Nghiên cứu cho thấy rằng glycine có trong trà hoa cúc có hiệu quả trong việc giảm co thắt cơ và thư giãn các dây thần kinh, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Uống nhiều nước là điều quan trọng để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, đồng thời giảm cảm giác đầy hơi.
3. Bổ sung omega-3
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ trẻ và người lớn sử dụng chất bổ sung omega-3 ít bị đau bụng hơn, do giảm mức độ prostaglandin. Ngoài việc giảm tình trạng chuột rút, nếu chuột rút xảy ra, nó được cho là ít đau hơn và trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Để đảm bảo bạn nhận được đủ lượng omega 3 trong chế độ ăn uống của mình, hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm như cá thu, cá hồi, ngũ cốc và quả hạch, các loại rau củ, các loại dầu như dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, dầu óc chó,...
4. Massage bằng tinh dầu
Massage bằng tinh dầu giúp giảm thời gian bị chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt bằng cách giúp cơ thư giãn. Xoa bóp những loại dầu này xung quanh các khu vực quan trọng (bụng dưới và lưng) có thể làm giảm căng thẳng cho một số phụ nữ.
Theo suckhoedoisong.vn
Ngoài ra, liệu pháp hương thơm có nhiều lợi ích thú vị khác, chẳng hạn như giảm lo lắng và căng thẳng. Hãy thử dùng bạc hà, hương thảo hoặc bạch đàn để khuyến khích thói quen ngủ lành mạnh hoặc làm dịu cơn đau đầu.
5. Vận động
Các hóa chất tạo cảm giác dễ chịu được giải phóng chủ yếu trong quá trình tập thể dục (và khi bạn ăn socola). Sự gia tăng mức endorphin giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng của bạn. Vì vậy, thay vì đắm chìm trong cảm giác thèm ăn, hãy ra ngoài và vận động. Bạn nên tập bất kỳ bài tập thể dục nhịp điệu nào, chẳng hạn như đi bộ, chạy, thậm chí đi bơi ít nhất 30 phút mỗi lần và có thể giúp bạn không bị chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.
6. Bổ sung thực phẩm giàu magiê
Đau bụng kinh nghiêm trọng có liên quan đến sự thiếu hụt magiê. Magiê giúp điều chỉnh hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp, do đó việc tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu magiê có thể giúp thư giãn cơ bắp của bạn. Magiê có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm cá và các loại hạt, cũng như các loại rau xanh. Ngoài ra, magiê đã được chứng minh là làm giảm trầm cảm, buồn nôn và táo bón.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Hướng dẫn tiêm thuốc kích trứng Menogon Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Nên uống hay tiêm thuốc kích trứng? Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Những điều mẹ chưa biết về máy hút sữa rảnh tay không dây và cốc hứng sữa rảnh tay silicone Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Vì sao uống thuốc kích trứng bị ra máu? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có đau và mệt không? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Clomid Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Bệnh cường giáp trong thai kỳ - điều trị như thế nào cho an toàn? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Cách tăng khả năng thụ thai Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
Các tin khác
- Tất tần tật về kiêng cữ sau khi sinh cho chị em! Thứ Ba, 22/02/2022, 14:00
- Chế độ ăn có nguồn gốc thực vật giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú Thứ Sáu, 18/02/2022, 09:00
- 6 biện pháp tự nhiên giúp chị em giải tỏa cơn đau khi tới tháng Thứ Năm, 17/02/2022, 16:00
- Phân loại 7 loại dịch tiết âm đạo liên quan đến các bệnh phụ khoa thưòng gặp Thứ Năm, 17/02/2022, 15:00
- Mách chị em 6 cách chăm sóc bản thân trong thời kì đèn đỏ Thứ Năm, 17/02/2022, 15:00
- Bị chuột rút khi mang thai - nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả Thứ Tư, 16/02/2022, 15:00
- Cách điều trị đau, sưng tầng sinh môn trong và sau khi mang thai Thứ Ba, 15/02/2022, 15:00
- Tìm hiểu 8 lý do chậm kinh không phải do có thai Thứ Năm, 10/02/2022, 15:00
- Căn bệnh lạ khiến người mẹ bị nổi dị ứng với chính đứa con của mình Thứ Tư, 09/02/2022, 16:00
- Đau đầu gối khi mang thai, tự khỏi hay phải điều trị? Thứ Ba, 08/02/2022, 15:00
- Suy giáp ảnh hưởng như thế nào đến việc mang thai? Thứ Tư, 26/01/2022, 15:00
- 13 dấu hiệu mang thai sớm và những lời khuyên hữu ích Thứ Sáu, 21/01/2022, 09:00