6 biện pháp tại nhà giúp điều hòa kinh nguyệt Thứ Sáu, 24/06/2022, 12:27

Kinh nguyệt không đều là khi máu kinh không thể đoán trước được hoặc xảy ra nhiều hơn hoặc ít hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thể tự điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều bằng một số biện pháp khắc phục tại nhà.
1. Kinh nguyệt không đều là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là số ngày giữa ngày đầu tiên của mỗi kỳ kinh, trung bình là 28 ngày. Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, và những người khác lại có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, từ 21 - 35 ngày.
Kinh nguyệt không đều là khi chu kỳ xảy ra nhiều hơn hoặc ít hơn cứ sau 21 - 35 ngày một lần, hoặc khi chu kỳ rất thay đổi hoặc không thể đoán trước được. Khi phụ nữ có kinh nguyệt không đều, thời gian giữa mỗi kỳ kinh có thể thay đổi theo từng tháng.
2. Các biện pháp điều trị tại nhà và thay đổi lối sống
2.1 Giảm căng thẳng
Các nhà nghiên cứu cho rằng mức độ căng thẳng cảm xúc cao có liên quan đến kinh nguyệt không đều. Tìm cách giảm căng thẳng có thể giúp phụ nữ điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Khi không thể tránh khỏi căng thẳng, hãy thử thực hiện các hoạt động hạn chế tác động của nó lên cơ thể.
2.2 Ngồi thiền
Thiền là một cách đơn giản để giảm căng thẳng ở nhà hoặc nơi làm việc. Khi căng thẳng và kinh nguyệt không đều có mối liên hệ với nhau, việc giảm căng thẳng có thể giúp kinh nguyệt đều đặn hơn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thiền có thể cải thiện nhiều tác động xấu của căng thẳng tâm lý. Phụ nữ có thể tìm một nơi yên tĩnh để ngồi thiền, ngồi thẳng, hai tay thả lỏng và đặt tay lên đầu gối rồi hít vào và thở ra sâu, cần tập trung vào âm thanh của hơi thở, lắng nghe những âm thanh xung quanh khác, thừa nhận những suy nghĩ khi chúng xảy ra nhưng sau đó để chúng đi. Lúc đầu, hãy thử thiền chỉ trong vài phút và tăng thời gian lên một phút mỗi ngày.
2.3 Tập yoga phù hợp
Yoga là một hình thức thiền định về thể chất mà hầu hết mọi người có thể thử tại nhà. Nhiều người trên khắp thế giới sử dụng phương pháp luyện tập cổ xưa này hàng ngày để cải thiện sức khỏe của họ.
Tập yoga có thể là một cách hiệu quả để điều hòa kinh nguyệt.
2.4 Giảm hoặc tăng cân
Những thay đổi về trọng lượng cơ thể có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trọng lượng cơ thể thấp có thể có nghĩa là kinh nguyệt của một người trở nên không đều hoặc thậm chí dừng lại. Cơ thể cần một số chất béo để sản xuất các hormone của chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy tăng cân có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.
Tuy nhiên, nếu béo phì hoặc thừa cân cũng có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Giảm cân có thể làm cho kinh nguyệt của một người đều đặn hơn.
Duy trì cân nặng hợp lý là điều cần thiết cho sức khỏe sinh sản. Ăn một chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát lượng calo và tập thể dục thường xuyên có thể giúp phụ nữ kiểm soát cân nặng.
2.5 Điều chỉnh mức độ tập luyện
Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể cải thiện chứng đau bụng kinh.
Tập thể dục là một cách hiệu quả để duy trì cân nặng hợp lý. Vì thừa cân có thể gây ra kinh nguyệt không đều, giảm cân có thể giúp kinh nguyệt đều đặn hơn.
Tuy nhiên, khi nói đến tập thể dục trong kỳ kinh cần chú ý nếu tập quá nhiều có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Tập thể dục quá sức thậm chí có thể khiến kinh nguyệt bị ngừng lại.
2.6 Nạp vitamin D
Vitamin D hỗ trợ sự hấp thụ canxi trong ruột, rất cần thiết cho xương khỏe mạnh và cũng có thể giúp điều chỉnh quá trình rụng trứng. Kinh nguyệt không đều là một triệu chứng phổ biến của hội chứng buồng trứng đa nang. Ánh nắng mặt trời khiến cơ thể con người sản xuất ra vitamin D. Vì vậy, để bổ sung vitamin D, hãy dành thời gian ở ngoài nắng.
Vitamin D có nhiều trong tự nhiên từ cá béo, chẳng hạn như cá hồi và cá ngừ, sữa thực vật và ngũ cốc. Ngoài ra, bổ sung bằng các loại vitamin D bào chế là một cách khác để đảm bảo cơ thể nhận đủ vitamin D.
3. Một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe kỳ kinh nguyệt
Ngoài 6 biện pháp khắc phục tại nhà ở phần trên thì một số thực phẩm sau cũng rất hữu ích cho kinh nguyệt không đều:
3.1 Giấm táo
Nghiên cứu ban đầu cho thấy uống giấm táo có thể điều chỉnh quá trình rụng trứng đối với những người bị buồng trứng đa nang.
3.2 Quả dứa
Dứa có chứa một loại enzyme gọi là bromelain có thể làm giảm viêm. Một số nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều liên quan đến viêm nhiễm.
Ăn dứa có thể giúp điều hòa kinh nguyệt, tuy nhiên nước ép dứa, giống như các loại nước trái cây khác, có nhiều đường và không phải là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
3.3 Nghệ
Nghệ là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho một loạt các tình trạng sức khỏe, bao gồm cả kinh nguyệt không đều. Lợi ích chính của nghệ mà các nhà khoa học đã tìm ra là khả năng giảm viêm. Nghiên cứu cho thấy rằng curcumin, một thành phần hoạt chất được tìm thấy trong nghệ, có tác dụng chống viêm.
Kinh nguyệt không đều có nhiều nguyên nhân. Thay đổi lối sống để giảm hoặc kiểm soát căng thẳng và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có thể giúp điều hòa kinh nguyệt. Nếu hiện tượng kinh nguyệt thường xuyên xảy ra kéo dài và các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, phụ nữ nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn, điều trị.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Những điều bạn cần biết khi uống thuốc tránh thai hàng ngày Thứ Tư, 20/07/2022, 00:00
- Tất tần tật những điều bạn cần biết về rối loạn kinh nguyệt Thứ Ba, 19/07/2022, 00:00
- Bị rong kinh có tự khỏi không? khi nào cần điều trị? Thứ Ba, 19/07/2022, 00:00
- 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt Thứ Tư, 13/07/2022, 00:00
- Sau xảy thai: những điều cần biết Thứ Ba, 12/07/2022, 00:00
- Kinh nguyệt không đều - Những điều bạn cần biết Thứ Ba, 12/07/2022, 00:00
- Khám nam khoa là gì và 4 lưu ý cần biết trước khi đi thăm khám Thứ Tư, 06/07/2022, 00:00
- Trường hợp nào, khi nào nên cắt bao quy đầu? Thứ Tư, 06/07/2022, 00:00
- 7 loại dịch tiết âm đạo liên quan đến bệnh phụ khoa thường gặp Thứ Ba, 05/07/2022, 00:00
- Hướng dẫn cách dùng que thử rụng trứng chị em nào cũng cần ghi nhớ Thứ Sáu, 01/07/2022, 17:23
Các tin khác
- Nam giới có thể lây và lan truyền bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn? Thứ Sáu, 24/06/2022, 10:24
- Số lượng nang trứng nói lên điều gì về khả năng sinh sản? Thứ Sáu, 17/06/2022, 12:27
- Phòng và điều trị virus viêm gan B truyền từ mẹ sang con Thứ Sáu, 17/06/2022, 12:08
- Đau dạ dày sau quan hệ tình dục có đáng lo? Thứ Sáu, 17/06/2022, 11:57
- Thời điểm dễ thụ thai nhất và các dấu hiệu điển hình Thứ Ba, 07/06/2022, 00:00
- Những lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối Thứ Tư, 01/06/2022, 00:00
- Quy trình đi khám phụ khoa như thế nào? Thứ Ba, 31/05/2022, 00:00
- WHO khuyến cáo hiệu quả của tiêm vaccine HPV đạt mức cao nhất khi tiêm cho trẻ từ 9-15 tuổi Thứ Sáu, 27/05/2022, 00:00
- Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san đúng cách. Thứ Tư, 25/05/2022, 00:00
- Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín trong thời kì kinh nguyệt Thứ Tư, 25/05/2022, 00:00
- Sàng lọc trước sinh để làm gì? Làm sao để có thai kì khỏe mạnh? Thứ Ba, 24/05/2022, 00:00
- 5 cách đơn giản đẩy lùi tình trạng đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt Thứ Sáu, 20/05/2022, 10:00